Bàn về thành ngữ: "Bán anh em xa mua láng giềng gần"

Ở đây, “anh em xa” là những người họ hàng, anh chị, em cùng huyết thống trong gia đình nhưng lại ở cách xa ta, ít có cơ hội được gặp mặt, còn “láng giềng gần” ý chỉ những người hàng xóm, bạn bè sống xung quanh nhà ta, hàng ngày gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện. Hai vế câu được đặt trong cặp từ “bán”, “mua” , ông cha ta khuyên nhủ con cháu muôn đời cần biết trân trọng, yêu quý, sống hòa hợp với những người làng xóm xung quanh, vì họ chính là những người ở gần gũi bên cạnh ta hơn, có thể giúp đỡ được ta bất cứ lúc nào. Trong khi đó, anh em họ hàng dù là ruột thịt nhưng lại có khoảng cách nên khi cần sự giúp đỡ thì không thể có mặt ngay lập tức như những người bạn hàng xóm quanh ta.

Có thể nói, quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Con người dù là ở đâu, trong bất kỳ khu vực nào, cũng luôn cần có ý thức “cộng đồng”, tập thể. Một cộng đồng được sinh ra khi những người trong cộng đồng ấy có sự gắn kết chặt chẽ về mặt nào đó. Phố phường, làng xã, ngõ xóm cũng có những tập thể cộng đồng như vậy. Nó được lập nên để mọi người giao lưu, gặp gỡ, nói chuyện cùng nha để tăng thêm tình cảm thân thiết giữa người với người. Vậy nên, hàng xóm xung quanh luôn là một thứ gì đó có sự liên kết sâu sắc đối với mỗi cá nhân một khi đã ở trong tập thể. Hơn nữa, trong những hoàn cảnh khó khăn, khi ta gặp phải điều không may như đau ốm, thiếu thốn, chính những người hàng xóm sẽ là người mà ta có thể nhờ vả giúp đỡ ngay lập tức trong trường hợp nguy hiểm nhất. Họ bên cạnh ta hàng ngày, trò chuyện cùng ta, chia sẻ những món ăn ngon, những câu chuyện thú vị.

Tình làng xóm luôn là một thứ gì ấy thiêng liêng mà gần gũi vô cùng, nó giúp bạn bớt đi cảm giác cô độc khi phải xa gia đình, cảm thấy ấm áp khi nhận được sự quý mến, sẻ chia. Khi xưa, tình làng nghĩa xóm được thể hiện qua những bài ca dao với hình ảnh những người nông dân cùng nhau đi cày, cùng nhau ngồi uống bát nước dưới gốc đa yên bình, ngày nay, xóm làng cùng nhau xây dựng cuộc sống, tham gia những hoạt động có ý nghĩa do địa phương tổ chức. Trong khi đó, đôi khi, những người anh em họ hàng lại ít có thể ở gần ta do điều kiện khoảng cách, vì thế khó mà có thể chăm sóc, giúp đỡ, đỡ đần ta mọi lúc mọi nơi khi ta cần. Do đó, cho dù có là ruột thịt, nhưng phải thừa nhận rằng, có một số trường hợp, chính những người làng xóm mới là người mà ta cần nhất.
.
Câu tục ngữ từ đó mà đề ra bài học mỗi người cần biết “mua láng giềng gần” tức là sống vui vẻ, hòa nhập với mọi người xung quanh, không gây mâu thuẫn tập thể, luôn sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi hàng xóm gặp khó khăn để rồi cho đến khi bạn cần sự giúp đỡ, họ cũng sẽ giúp đỡ lại bạn. Tất nhiên, “bán anh em xa” không phải là hoàn toàn vô cảm, thiếu trách nghiệm, quay lưng lại với chính máu mủ huyết thống của mình mà cần xác định được rõ trong từng hoàn cảnh phù hợp, cái gì mới là quan trọng hơn. Bên cạnh đó, “mua láng giềng gần” cũng cần biết phân biệt được rõ tốt xấu, không kết bạn, giao du với những người xấu xa để tránh ảnh hưởng đến bản thân mình.

Xã hội được hình thành nhờ những cộng đồng khác nhau, cộng đồng được hình thành nhờ những cá nhân trong ấy biết yêu thương, đùm bọc, sẻ chia lẫn nhau. “Bán anh em xa mua láng giềng gần” là một câu tục ngữ thích hợp và hoàn toàn cần thiết đối mỗi người trong cuộc sống hôm nay.
Trích dẫn từ: https://vforum.vn/diendan/showthread.php?131333-Bai-van-giai-thich-cau-Ban-anh-em-xa-mua-lang-gieng-gan-nghia-la-gi-hay-nhat, xin trân trọng cảm ơn tác giả bài viết!

Lịch sử là người Thầy, là những bài học xương máu, là nghĩa là tình, là sự thủy chung sắt son  suy rộng ra thì chúng ta không bán những người anh em xa như Cuba hay Russia,…, nếu có điều kiện thì chúng ta mua,gieo ân tình, nghĩa cả với những người bạn ở xa chúng ta như: Cuba, Russia, England, USA, France, Germany…. Đúng như chân lý vĩnh hằng mà chủ tịch Hồ Chí Minh Kính Yêu ( Đức Thánh Nhân Văn Nguyễn Hồ-Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã từng nói:" Việt Nam muốn làm  bạn tốt với tất cả các nước trên thế giới"